Di tích lịch sử Lam Kinh

50,000 đ 45,000 đ

- Khu di tích lịch sử văn hoá Lam Kinh luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước & nhân dân tỉnh Thanh Hoá nói riêng, cả nước nói chung.
- Đất Lam Sơn là quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều tướng lĩnh tài giỏi.
- Trong những thế kỷ tồn tại khu Lam Kinh luôn được tu sửa, làm lại nhiều lần.

+ -

CHO VÀO GIỎ HÀNG MUA TRẢ GÓP 0 ĐỒNG

Sản phẩm liên quan

30,000đ

35,000đ

Thời gian giao hàng * Tp.HCM, Hà Nội: Trong vòng 01 - 03 ngày làm việc.
* Các tỉnh khác: Trong vòng 03 - 05 ngày làm việc

Giới thiệu cuốn sách Di tích lịch sử Lam Kinh

Di tích lịch sử Lam KinhKhu di tích lịch sử văn hoá Lam Kinh luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và nhân dân trong tỉnh Thanh Hoá nói riêng, của cả nước nói chung.

Bởi vì đất Lam Sơn là quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều tướng lĩnh tài giỏi, cũng là nơi nhân tài của cả nước về tụ hội dưới cờ nghĩa Lam Sơn, do Bình định vương Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ vào một ngày đầu xuân năm Mậu Tuất(1418).

Khởi nghĩa Lam Sơn - cuộc đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc kéo dài 10 năm( 1418- 1428) thì 6 năm đầu nghĩa quân hoạt động chủ yếu ở địa bàn núi rừng miền tây Thanh Hoá, đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của nhiều thế hệ. Từ thực tế lịch sử hào hùng của cuộc đấu tranh nhân dân đã tạo ra một vùng văn hoá, văn học dân gian có sức trường tồn trong kho tàng văn hoá dân tộc, cùng với hệ thống đền, miếu, nhà thờ và các tập tục, diễn xướng...có nội dung về khởi nghĩa Lam Sơn, để tưởng nhớ công tích lớn lao của Lê Lợi và đội ngũ tướng lĩnh của người, đã dũng cảm đấu tranh, hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Năm 1427 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành toàn thắng, nhà Lê Sơ được thiết lập, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. Với hào khí chiến thắng, với tinh thần tự hào dân tộc mạnh mẽ, Lê Thái Tổ và các vua nhà Lê đã nhanh chóng xây dựng đất Lam Sơn trở thành Lam Kinh, gồm khu điện miếu để thờ tổ tiên Lê Lợi và thờ chính bản thân Người cùng các Vua và Hoàng Thái hậu sau khi mất được đưa về Lam Kinh an táng xây lăng mộ. Lam Kinh được xây dựng trong sự tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của thuyết Phong Thuỷ, lợi dụng những ưu thế của cảnh quan thiên nhiên để tăng vẻ hoàn mỹ, tôn nghiêm cho các công trình.

Trong những thế kỷ tồn tại khu Lam Kinh luôn được tu sửa, làm lại nhiều lần.

Đến những thập niên đầu thế kỷ 20, Lam Kinh ở trong tình trạng bị đổ nát hoang phế. Gia Long Nguyễn Ánh cho dỡ Miếu Điện ở Lam Kinh và ngoài Bắc Thành ( Hà Nội) vào xây đền vua Lê ở Bố Vệ (Thành phố Thanh Hoá) rồi đưa tất cả thánh vị các vua và Hoàng thái hậu nhà Lê về đây thờ cúng.

Tuy vậy đến nay Lam Kinh vẫn là nơi  bảo tồn được nhiều di tích về nhà Lê Sơ có trên đất Thanh Hoá.Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ngày 22 tháng 10 năm 1994, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án tổng thể về tu bổ phục hồi tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Quốc gia Lam Kinh tại quyết định 609/TTg.

Để có cơ sở khoa học về việc thực hiện dự án, công tác nghiên cứu được đẩy mạnh cho đến nay đã tiến hành được 7 cuộc khai quật khảo cổ học ở Trung tâm Điện Miếu, nhằm làm rõ quy mô kết cầu và diễn biến về quá trình xây dựng ở những thế kỷ trước.

Và hôm nay, Winmart.onl xin được giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Di tích lịch sử Lam Kinh để chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của cội nguồn dân tộc ta.

Nội dung cuốn sách Di tích lịch sử Lam Kinh

Cuốn sách gồm 7 chương.

- Hai chương đầu tóm lược về vị trí, vai trò của Thanh Hoá trong khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó chương 2 thu thập và hệ thống những tư liệu văn hoá dân gian phản ánh công lao và hình tượng Bình Định vương Lê Lợi trong ký ức và tấm lòng của nhân dân xứ Thanh. Đây là di sản  văn hoá phi vật thể, góp phần làm sống lại quá khứ lịch sử. Trong phương án bảo tồn khu Lam Kinh, tác giả cũng đề xuất việc phục hồi một số di sản văn hoá phi vật thể này trong tổ chức lễ hội ở Lam Kinh.

- Hai chương IV, V miêu tả công phu những di tích, hiện vật được bảo tồn trong lòng đất.

- Hai chương cuối tác giả đề xuất phương án thờ cúng ở khu Miếu Điện Lam Kinh với những nhân vật lịch sử và cách sắp xếp các thánh vị cùng phương hướng bảo tồn, phục hồi và tôn tạo phát huy giá trị khu di tích. Tôi coi đây là một phương án bảo tồn theo quan niệm của tác giả, góp phần vào việc nghiên cứu, tuyển chọn và quyết định kế hoạch thực hiện gian đoạn thứ 2 dự án bảo tồn, tu bổ phục hồi tôn tạo khu di tích Lam Kinh. Vấn đề cơ bản cần xem xét kỹ ở đây là xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa xây dựng mới với việc bảo tồn nguyên gốc, nguyên trạng một số di tích tiêu biểu còn lại, dù là phế tích của Lam Kinh xưa. Các di vật cũng cần được nghiên cứu không chỉ để tạo một số vật liệu kiến trúc và trang trí trong xây dựng mới mà còn phải được lưu giữ trong lòng đất qua nhiều lần tu bổ, thay đổi và đã đổ nát, không còn khả năng bảo tồn cũng cần lập hồ sơ đầy đủ và có thể lập mô hình đưa vào nhà trưng bày. Tóm lại cái quý nhất của Khu di tích Lam Kinh là những di tích, di vật còn lại cho đến nay, kể cả trên mặt đất và trong lòng đất, dù chỉ là từng bộ phận hay bị tàn phế, đều cần được bảo tồn tối đa bằng nhiều phương án phù hợp. Những kiến trúc mới mang tính phục hồi hay tôn tạo cần kết hợp hài hoà những di tích gốc. Tôi đặc biệt lưu ý điều này như một nguyên tắc bảo tồn.

Gợi ý những cuốn sách hay về lịch sử nên tìm hiểu

ĐÁNH GIÁ & NHẬN XÉT

Chưa có đánh giá sản phẩm này!

5
80% Complete (danger)
0
4
80% Complete (danger)
0
3
80% Complete (danger)
0
2
80% Complete (danger)
0
1
80% Complete (danger)
0
Vui lòng Đăng nhập/Đăng ký để đánh giá sản phẩm này
CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

GIAO HÀNG NHANH CHÓNG

Giao hàng trong 2–3 ngày cho đơn hàng ở nội thành TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Các thông tin của quý khách sẽ được cam kết không cung cấp cho bên thứ ba

THANH TOÁN ĐA DẠNG

Hỗ trợ các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản hoặc qua cổng Thanh toán

TÍCH ĐIỂM, TẶNG QUÀ

Quý khách sẽ được tặng số điểm tương đương với giá trị đơn hàng thành công